Nội dung chính
- Công thức retinol Obagi có thực sự phù hợp với da mụn?
- Phân tích bảng thành phần retinol Obagi
- Những nguy cơ tiềm ẩn về thành phần silicone có trong retinol Obagi
- Các hoạt chất trong retinol Obagi phù hợp với da khô, lão hóa và bị sắc tố
- Nếu không sử dụng retinol Obagi thì mình nên chọn retinol nào để hỗ trợ điều trị mụn?
Công thức retinol Obagi có thực sự phù hợp với da mụn?
Bên cạnh các review về vấn đề điều trị mụn bằng retinol Obagi hiệu quả thì có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao người khác lại hết mụn trong khi bạn thì không?
Hãy yên tâm rằng bạn không hề cô đơn, vì ngoài kia cũng có rất nhiều trường hợp trị mụn bằng retinol Obagi cũng không hiệu quả như bạn.
Vì không trang bị cho bản thân kiến thức vững, mình cũng từng là nạn nhân khi sử dụng retinol Obagi trị mụn. Thế nên, mình có mặt ở đây để phân tích/ review retinol Obagi dựa trên các thông tin có sẵn từ nhãn hàng để chỉ ra lý do vì sao đối với da dầu bị mụn, retinol Obagi không là sản phẩm được ưu tiên dùng để trị mụn. Để làm rõ hơn về quan điểm của mình, dưới đây mình sẽ phân tích bảng thành phần mà nhãn hàng đã công bố trước đó để khẳng định rằng retinol Obagi không phải công thức retinol trị mụn hiệu quả.
Phân tích bảng thành phần retinol Obagi
Bảng thành phần retinol Obagi được công bố
Nước, Caprylic / Capric Triglyceride (dầu nền), Glyceryl Stearate, Cyclopentasiloxane, Butylene Glycol, Stearic Acid, Butyrospermum Parkii, Polysorbate 60, Stearyl Alcohol, Glycerin, Allyl Methacrylates Crosspolymer, Retinol, Polysorbate 20, Dimethicone, Simmondsia Chinensis Hypericum Perforatum, Chiết xuất từ hoa Malva Sylvestris (Mallow), Salvia Officinalis, Sambucus Nigra, Cyclohexailoxane, Sorbitol, Tocopheryl Acetate, Axit ascorbic, Ubiquinone, Sodium Hyaluronate, Propylene Glycol, BHT, Bisabolol Glycol, DimetTAhicone / Vinyl Dimethicone Disabolmer , Triethanolamine, Carbomer, Glyceryl Acrylate / Acrylic Acid Copolymer, Caprylyl Glycol, Ethylhexylglycerin, Hexylene Glycol, Phenoxyethanol.
Hệ nền trong sản phẩm quyết định sản phẩm phù hợp với da như thế nào
Dựa vào bảng thành phần đầy đủ ở trên, bạn cũng thấy đứng top 2 bảng thành phần là dầu Caprylic/Capric Triglyceride. Có chức năng giúp làm mềm da bằng cách tạo một màng giữ ẩm bên ngoài ngăn da mất hơi nước. Ngoài ra, mình sẽ bóc tách hệ nền, cụ thể hóa từng nhóm chất đóng vai trò như thế nào trong sản phẩm ở bảng dưới đây:
Như bạn cũng thấy, trong hệ nền của retinol Obagi là tổng hòa sự kết hợp giữa dầu, nhiều chất tạo đặc dạng polymer và silicone. Các chất này sẽ tạo ra một sản phẩm với kết cấu dày đặc.
Đối với da khô, da lão hóa đây là một ưu điểm vì các chất này hỗ trợ dưỡng ẩm, làm mềm da và giảm kích ứng khi sử dụng retinol, hạn chế tình trạng bong tróc, khô da.
Đối với da dầu, bị mụn đặc biệt da bị mụn ẩn thì sự dày đặc về silicone và dầu trong hệ nền là điều đáng cân nhắc. Silicone không xấu nhưng nếu với hệ nền chủ yếu từ các thành phần là silicone, kết cấu sản phẩm dày và gây bất lợi với da dầu, da mụn ẩn. Mình sẽ phân tích ở dưới rõ hơn để bạn hình dung về silicone.
Những nguy cơ tiềm ẩn về thành phần silicone có trong retinol Obagi
Phân loại Silicone hiện nay
Trong mỹ phẩm bạn sẽ bắt gặp 2 loại silicone thường gặp: silicone bay hơi và silicone không bay hơi. Cụ thể:
Silicone đóng vai trò gì trong sản phẩm?
Sự xuất hiện của Silicone sẽ giúp kết cấu sản phẩm dày, đặc hơn, tạo cảm giác mềm mịn, trơn láng khi sử dụng sản phẩm. Đồng thời giúp ngăn ngừa da mất nước. Giữ cho da khỏe mạnh và giảm kích ứng da. Trong retinol Obagi với hệ nền chính chủ yếu từ silicone và dầu, ở đây mình dự đoán silicone sẽ giúp da dưỡng ẩm, làm mềm, giảm tác dụng phụ khi dùng retinol. Phù hợp với da khô, da lão hóa.
Quay lại hệ nền chứa nhiều silicone của retinol Obagi. Bạn cũng thấy được sản phẩm là sự kết hợp giữa silicone bay hơi và silicone không bay hơi. Từ đó chúng mình cũng có thể thấy với da dầu, bị mụn, kết hợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì đây chưa hẳn là sản phẩm retinol trị mụn hoàn hảo cho làn da dầu, bị mụn ẩn.
Vì sao silicone lại có thể là nguyên nhân gây mụn?
Như mình đã phân tích ở trên, silicone phù hợp với da khô, hỗn hợp thiên khô và da lão hóa vì chúng tạo một màng mỏng phủ lên da, điều này ngăn da mất nước. Tuy nhiên, với da dễ lên mụn, da dầu, hỗn hợp thiên dầu, silicone tạo thành các nút thắt cổ chai ở cổ nang lông. Dẫn đến lượng dầu dư thừa không được đào thải ra ngoài, kết hợp bã nhờn dư thừa và tế bào chết, qua đó tạo điều kiện hoàn hảo cho mụn sinh sôi.
Khi môi trường có lợi, vi khuẩn C.acnes tấn công và xuất hiện các phản ứng viêm theo sau.
Một điểm khác bạn cần chú ý, bên cạnh silicone, retinol Obagi còn chứa thêm vitamin C. Hoạt chất chống oxy hóa, có lợi cho việc cải thiện sắc tố và chống lão hóa. Ngược lại, với da bị mụn thì đây lại là thành phần dễ gây viêm.
Kết luận retinol Obagi không phải sự lựa chọn phù hợp hiệu quả cho da dầu mụn!
Dựa vào việc phân tích hệ nền retinol Obagi ở trên, retinol Obagi thực sự không phải là sản phẩm ưu tú dành cho da mụn. Bạn sẽ gặp một số ít trường hợp trị mụn hiệu quả khi dùng retinol Obagi.
Tuy nhiên, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau để retinol Obagi có thể hỗ trợ trị mụn tốt. Nếu bạn để ý, sẽ có rất nhiều feedback điều trị mụn bằng retinol Obagi đến từ các bạn phương Tây.
Ở đây mình dự đoán các bạn ấy ở khí hậu lạnh, khô. Lúc này retinol Obagi là lựa chọn phù hợp dành cho da tại các xứ sở lạnh này. Ngược lại, với khí hậu nóng ẩm quanh năm như Việt Nam, thì retinol Obagi chưa là lựa chọn ưu tiên để trị mụn ẩn tại nhà.
Hơn nữa, chi phí cho một tuýp retinol Obagi không hề rẻ. Nếu bạn đã sẵn sàng đầu tư một sản phẩm retinol trị mụn thì nên cân nhắc các sản phẩm retinol có công thức phù hợp với da dầu, mụn hơn và thích hợp để sử dụng lâu dài.
Các hoạt chất trong retinol Obagi phù hợp với da khô, lão hóa và bị sắc tố
Dựa vào hệ nền bạn cũng thấy retinol Obagi sẽ phù hợp với da khô và da lão hóa. Mình sẽ phân tích thêm các hoạt chất hỗ trợ khác có trong sản phẩm để củng cố quan điểm này:
Tóm lại, dựa vào bảng thành phần thì bạn có thể thấy retinol Obagi thì tập trung vào việc chống lão hóa da và cải thiện sắc tố.
Nếu không sử dụng retinol Obagi thì mình nên chọn retinol nào để hỗ trợ điều trị mụn?
Retinol, hoạt chất ưu tú trong hỗ trợ trị mụn ẩn tại nhà
Phòng khi bạn mất niềm tin về công dụng hỗ trợ trị mụn của retinol Obagi, thì mình xin chia sẻ thêm về các dữ liệu thông tin mà mình tìm được.
Sự thật không thể thay đổi là retinol hoàn toàn có khả năng cải thiện mụn, đặc biệt mụn ẩn và các mụn viêm nhẹ và vừa.
Ngoài ra retinol cũng sẽ làm bình thường hóa quá trình sừng hóa cổ nang lông. Nhờ đó mà các tế bào sừng trên cổ nang lông bong ra, chu kỳ thay mới tế bào ở da dầu bị mụn được rút ngắn. Từ đây, khả năng bít tắc lỗ chân lông được hạn chế.
Với da bị mụn ẩn, khi quá trình thay mới tế bào được diễn ra, mụn ẩn có cơ hội được lộ diện sớm hơn. Trong điều kiện tốt, mụn nhanh khô và giúp bạn dễ xử lý hơn hẳn.
Thêm đó retinol có khả năng ức chế hoạt động của bạch cầu đa nhân trung tính. Bạn sẽ cảm thấy tình trạng mụn viêm không còn sưng, nóng, đỏ, đau rát như ban đầu khi dùng retinol cũng nhờ hoạt động ức chế này.
Ở những vùng mụn ẩn có dấu hiệu viêm, việc sử dụng retinol ban đầu cũng sẽ giúp hạn chế phản ứng viêm từ bên trong.
Bác sĩ Đỗ Thành chia sẻ về công dụng điều trị mụn của retinol
Nên chọn retinol như thế nào để điều trị mụn tại nhà?
Retinol hoàn toàn có thể hỗ trợ điều trị mụn, đặc biệt mụn ẩn tại nhà và mang lại hiệu quả rất tốt. Sau khi mình đã có chuyến “bad trip” khi dùng retinol Obagi thì hiện tại mình đã tìm thấy retinol chân ái cho da dầu, dễ lên mụn của mình.
Sau này mình tìm hiểu và nhận thấy là không phải cứ sản phẩm chứa retinol là sẽ phù hợp với da dầu mụn. Vì điều này còn phụ thuộc vào hệ nền và các thành phần khác trong sản phẩm. Dưới đây là một vài điểm để bạn có thể cân nhắc lựa chọn, đánh giá retinol phù hợp với da mụn.
- Công nghệ ứng dụng: Retinol là hoạt chất dễ bị oxy hóa và để tác dụng lên da, retinol sẽ phải chuyển hóa thành retinoic acid. Quá trình này phải được diễn ra trơn tru đảm bảo được retinol đến khu vực cần được điều trị thì mới hiệu quả. Vì vậy hệ vận chuyển đóng vai trò hết sức quan trọng. Một hệ vận chuyển tốt thì đáp ứng đủ điều kiện chống oxy hóa và ổn định retinol trên da để giữ được sự bền vững.
- Ưu tiên của mình là sử dụng các retinol dạng bọc, ở dạng bọc bạn hiểu nôm na là retinol sẽ được bọc bằng nhiều chất khác. Màng bọc này sẽ ngăn retinol bị oxy hóa, thay vào đó được đến đúng nơi cần được điều trị và phát huy tác dụng được tốt hơn.
- Ngoài retinol, bạn nên cân nhắc thêm các thành phần bổ trợ khác có trong sản phẩm, tốt cho da mụn như: Salicylic Acid, nhóm AHAs, chiết xuất Trà Xanh, chiết xuất Hoa Cúc, chiết xuất Tràm Trà, chiết xuất Cây Phỉ, Niacinamide, EGCG,…
Ngoài ra thì kết cấu sản phẩm cũng được quan tâm. Khả năng thẩm thấu nhanh, không gây bết dính sẽ phần nào hạn chế được tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Chúc bạn tìm được retinol chân ái của mình, có thể tham khảo thêm ở đây: Top retinol điều trị mụn
Blogdeptunhien.com là trang web uy tín chuyên cung cấp thông tin về mỹ phẩm làm đẹp, chăm sóc da. Hãy thường xuyên ghé thăm Blog Đẹp Tự Nhiên để được cập nhật những kiến thức, bí quyết mới nhất về skincare nhé.