Nặn mụn chưa bao giờ là một phương pháp khuyến khích khi tác động lên da. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tính bắt buộc. Hay vô tình ngồi rồi chúng ta nhỡ nặn mụn. Sau rồi đó là cảm giác lo sợ rằng sau khi nặn mụn sẽ để lại thâm xấu xí trên da. Vậy sau khi nặn mụn nên làm gì để phòng tránh trường hợp thâm sẹo, bội nhiễm trên da mặt?. Nếu bạn cũng đang thắc mắc câu hỏi đó, hãy cùng Blog Đẹp Tự Nhiên đi tìm câu trả lời ở dưới bài viết này nhé.
Nội dung chính
I. Loại mụn nào được phép/không được phép nặn?
Mụn rất dễ gặp phải với người Việt Nam. Do khí hậu nóng, ẩm… Kết hợp với sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng. Khiến cho lỗ chân lông bị tắc, viêm nhiễm nhẹ gây ra mụn mất thẩm mỹ.
1.1. Loại mụn được phép nặn
Loại mụn nào bạn được phép xử lý, nặn tại nhà với công cụ đã sát trùng? Đó là:
- Nốt mụn kích thước nhỏ. Mụn không sưng hay viêm quá nghiêm trọng.
- Mụn đã chín, thấy rõ nhân mụn nổi lên trên.
- Mụn đầu đen, sợi bã nhờn… nổi hẳn ở trên da.
Với những loại mụn này bạn an tâm mà xử trí tại nhà bằng cách nặn. Tuy nhiên, phải đảm bảo tay và công cụ hỗ trợ vô trùng trước khi thực hiện.
1.2. Những loại mụn tuyệt đối không được nặn
Bạn cần chú ý với các loại mụn sau đây để không tự ý điều trị tại nhà:
- Vết mụn có kích thước lớn, sưng, đỏ: sẽ tạo thành vết thương khá lớn khi nặn. Điều này khiến cho việc nhiễm trùng và bội nhiễm sau khi nặn rất lớn.
- Mụn bọc: có lượng mủ lớn, kích thước dài. Do vậy, khi nặn không may sẽ làm các vùng da khác nhiễm trùng theo. Gây ra tình trạng mụn mọc nhiều ở trên khuôn mặt.
- Mụn không xuất hiện đầu: cũng có thể là mụn chưa chín hoặc mụn ẩn. Khi nặn các loại mụn này phải can thiệp những biện pháp mạnh trên da. Gây những tổn thương mạnh, dễ nhiễm trùng.
- Mụn trứng cá ác tính: mụn này thường ít gặp hơn. Nhưng khi nặn sẽ gây ốm, sốt và kích ứng ngay trên bề mặt da của chúng ta.
II. Sau khi nặn mụn nên làm gì để không để lại vết thâm
Sau khi đã nặn mụn xong, không ít người sẽ rơi vào tâm lý thắc mắc rằng phải xử trí chúng ra sao. Nhưng thực ra rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các lưu ý sau là đã có thể xử trí thành công. Để câu hỏi sau khi nặn mụn nên làm gì không trở thành nỗi ám ảnh.
2.1. Vệ sinh khu vực mới thực hiện nặn mụn
Việc đầu tiên cũng như quan trọng trong việc sau khi nặn mụn nên làm gì đó là vệ sinh sạch sẽ da mặt cũng như vết mụn. Việc này giúp cho vết mụn vô khuẩn, không có khả năng lây nhiễm cho các vùng da khác. Do vậy, sẽ ức chế sản sinh sắc tố melanin gây thâm da.
Chúng ta có thể sử dụng sữa rửa mặt bình thường, kèm theo các chế phẩm như cồn 70 độ để sát trùng nhẹ nhàng các vết mụn sau khi nặn. Hãy nhớ thao tác thật nhẹ nhàng để tráng vết mụn tổn thương hơn nhé!
2.2. Chườm đá để thu nhỏ lỗ chân lông
Sau khi nặn mụn, lỗ chân lông của chúng ta có kích thước khá to và sưng nhẹ nên. Do vậy, sử dụng nhiệt độ thấp tác động lên trên vết mụn sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm sưng tấy hiệu quả. Và đó là tác dụng của đá mang lại.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, chúng ta cho vài viên đá vào chiếc khăn mỏng và chườm trên da từ 2-3 phút. Thực hiện phương pháp này từ 2-3 lần mỗi ngày để cho làn da mụn không còn là vấn đề lớn nữa.
2.3. Bôi thuốc trị mụn là điều nên làm sau khi nặn mụn
Các loại thuốc trị mụn tây y khi bôi lên da sẽ giúp cho vết mụn được vô khuẩn. Giảm các loại vi khuẩn tiếp tục sống và hoành hành trên da. Từ đó làm vết mụn nhanh lành, không gây bội nhiễm cho các khu vực da xung quanh.
Ngoài ra, các thuốc trị mụn hiện nay còn cung cấp một lượng chất dưỡng ẩm như Vitamin E, chất làm sáng như vitamin C… để tăng cường khả năng dưỡng ẩm, làm sáng da cho các vết thâm mụn để lại.
Các bạn nên lựa các loại sản phẩm trị mụn phù hợp với da mình. Vào mùa hè, ưu tiên sử dụng các sản phẩm gel mỏng nhẹ giúp cho lỗ chân lông thông thoáng. Vào mùa đông có thể sử dụng dạng cream để tăng cường khả năng chữa trị.
Xem thêm: [REVIEW] 11 kem trị mụn giúp sạch mụn, sáng da hiệu quả nhất
2.4. Bổ sung cho da những hoạt chất thiết yếu
Sau khi nặn mụn, da rất dễ tổn thương và yếu hơn bình thường. Do vậy, chúng ta cần phải bổ sung cho da những dưỡng chất cần thiết để phục hồi làn da. Sau khi nặn mụn nên làm gì? Và việc không thể thiếu là đắp mặt nạ phục hồi.
Bạn có thể chọn lựa các loại mặt nạ bày bán ở các cửa hàng mỹ phẩm, nhưng nhớ check bảng thành phần để hiểu hơn về sản phẩm nhé. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tận dụng tinh bột nghệ cùng sữa chua/sữa tươi không đường… Để giúp cho làn da trắng sáng, rạng rỡ đồng thời cung cấp độ ẩm, chất dinh dưỡng. Cũng như giúp da tạm biệt với những vết thâm do mụn để lại.
2.5. Sau khi nặn mụn nên làm gì đó là bảo vệ da
Như chúng ta đều biết, môi trường gồm có ánh nắng, khói bụi… ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của chúng ta. Những nốt mụn sau khi nặn càng dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Gây nên những hậu quả ngày càng xấu đối với làn da.
Do vậy sử dụng miếng dán mụn, khẩu trang, kem chống nắng… thường xuyên sẽ giúp bảo vệ nốt mụn khỏi tác hại của tia UV, khói bụi… Giúp cho mụn nhanh lành lại, không để lại vết thâm xấu xí ngay trên mặt. Tuy nhiên, hãy chọn sản phẩm kem chống nắng thân thiện với làn da mụn để tránh kích ứng đáng tiếc nhé.
Ngoài ra, hãy tăng cường vận động, uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế thức đêm, ăn đồ dầu mỡ… để thanh lọc cơ thể cũng như ngăn chặn mụn mọc trở lại nhé!
Với những cách xử trí đơn giản, sau khi nặn mụn nên làm gì chắc chắn sẽ không còn là câu hỏi khó với nhiều người có sở thích nặn mụn đúng không nào? Dù mụn có vỡ, hay do nặn… nguyên tắc đầu tiên cũng cần phải làm sạch nhân mụn, để mụn vô trùng, tránh bội nhiễm.
Xem thêm: 7 cách trị mụn tại nhà không để lại vết thâm
Xin chào mọi người. Mình là Uyển Hường!
Trong blog này mình sẽ chia sẻ những bí quyết, kiến thức chăm sóc, dưỡng trắng da, làm sạch da, trị mụn hiệu quả.
Hãy cùng đón đọc những bài viết của mình tại Blog Đẹp Tự Nhiên để có làn da trắng sáng, khỏe mạnh.