Bước vào mùa hanh khô, nhất là mùa đông không những làn da của chúng ta bị khô, thiếu nước mà đôi môi cũng bị khô nẻ. Nó tạo ra cho chúng ta cảm giác căng tức, xót và rát, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, giao tiếp… Dưới đây, Blog Đẹp Tự Nhiên sẽ chia sẻ 6 cách chữa môi khô nẻ dễ thực hiện tại nhà.
Nội dung chính
I. Nguyên nhân nào khiến môi nứt nẻ?
Dưới đây là 11 nguyên nhân cơ bản khiến môi bạn luôn trong tình trạng nứt nẻ:
1. Thói quen liếm môi
Liếm môi của thói quen của nhiều người khi môi bị khô hay nứt nẻ. Liếm môi quá nhiều không hề giúp môi mềm mại hơn ngược lại thói quen này còn rất gây hại với môi. Sau khi liếm môi xong, môi bạn sẽ bị mất nước, làm giảm độ ẩm khiến môi bạn bị khô hơn. Không lâu sau đó, một lớp thượng bì thô ráp sẽ tách ra khỏi phần da ẩm bên dưới. Vì vậy, liếm môi là thói quen cực gây hại với môi. Nếu bạn là người hay có thói quen liếm môi thì hãy loại bỏ chúng ngay nhé.
2. Uống thiếu nước, cơ thể bị mất nước
Không giống da, môi không có cơ chế tự tiết đầu để dưỡng ẩm cho môi. Vì thế, nếu môi bạn không được cung cấp đủ nước thì môi rất dễ bị nứt nẻ và thô ráp. Trên thực tế, khô môi hay nứt môi cũng xuất phát từ việc bạn không uống đủ nước. Nếu bạn không muốn gặp tình trạng này thì bạn nên uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.
3. Do hút thuốc lá
Trong thuốc lá chứa hàm lượng nicotin rất cao. Chúng có tác hại cực kỳ nguy hại tới sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể. Hút thuốc lá là cách khiến môi bạn bị khô rất nhanh. Và nếu như bạn đang bị nứt nẻ môi thì việc hút thuốc sẽ khiến môi bạn càng tồi tệ hơn. Không những khô môi hút thuốc là còn khiến môi bạn bị thâm kèm theo là hơi thở khó chịu.
4. Môi không được dưỡng ẩm thường xuyên
Dưỡng môi và chống nắng cho môi là những việc cần lặp lại giống như việc hình thành thói quen cho bạn. Hiện nay, trên thị trường mỹ phẩm có rất nhiều sản phẩm có công dụng dụng chăm sóc đặc biệt cho môi. Căn cứ vào tình trạng môi và mong muốn của bạn với đôi môi của mình thì bạn sẽ chọn lựa được một sản phẩm phù hợp.
Nếu bạn không thích những dòng dưỡng môi nhân tạo thì bạn có thể dùng sáp ong tự nhiên để chăm sóc đôi môi của mình. Dưỡng ẩm thường xuyên cho môi sẽ giúp bạn có đôi môi căng mọng tự nhiên và hồng hào rạng rỡ.
5. Do thở bằng miệng
Do bệnh lý làm bạn không thể bằng mũi và do thói quen ngủ buộc phải thở bằng miệng. Khi thở miệng không khí liên tục phải đưa qua môi khiến môi bạn bị khô nhanh nhanh chóng. Tình trạng khô môi, môi nứt nẻ cũng thường gặp ở những người ngủ gáy, ngủ thường mở miệng. Để đảm bảo môi bạn được cung cấp đủ ẩm khi ngủ hãy nhớ thoa một lớp dưỡng ẩm nhẹ cho môi trước khi đi ngủ nhé.
6. Môi nứt nẻ do kem đánh răng
Sodium lauryl sulfate – Là thành phần thường bắt gặp trong kem đánh răng, chất này có thể gây kích ứng với môi của bạn. Hiện tượng kích ứng này sẽ khiến môi bạn bị nứt nẻ gây ra cảm giác khó chịu. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể đổi sang kem đánh răng khác không chứa Sodium lauryl sulfate.
7. Môi nứt nẻ do axit trong các loại trái cây họ cam quýt
Tương tự như axit trong trái cây họ cam quýt, nước sốt cà chua cũng có thể gây cảm giác khó chịu cho môi khi môi bị nứt nẻ. Ngoài ra, Cinnamates một chất thường được sử dụng trong kẹo cao su và kem đánh răng cũng khiến môi bạn bị nứt nẻ tương tự như axit có trong các loại trái cây họ nhà cam quýt.
8. Do bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin A trong ngày
25.000 IU vitamin A là mức tiêu thụ tối đa trong một ngày với người bình thường. Nếu bạn dùng hơn 25.000 IU vitamin A một ngày nghĩa là bạn đang dùng quá nhiều. Sử dụng quá nhiều vitamin A dẫn đến tình trạng đôi môi bạn bị khô hơn khiến môi nứt nẻ.
9. Nứt nẻ môi do dị ứng
Dị ứng với coban và niken cũng là một phần nguyên nhân làm môi bạn bị nứt nẻ. Khi bạn hấp thụ quá nhiều vitamin B12, cũng khiến cơ thể xảy ra kích ứng với coban. Tình trạng này khiến môi bạn bị khô, xảy đến tình trạng nứt nẻ và bong tróc da môi.
10. Do thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng ngừa mụn trứng cá, giúp giảm nếp nhăn có chứa Accutance hay thuốc huyết áp có chứa propranolol hoặc thuốc điều trị chóng mặt prochlorperazine cũng có thể gây khô môi, khiến môi nứt nẻ.
11. Môi nứt nẻ do bệnh lý
Một số loại bệnh là một phần nguyên nhân khiến môi bạn bị khô và nứt nẻ nhanh hơn:
- Bệnh tự miễn dịch
- Bệnh tuyến giáp và vảy nến
- Bệnh Perleche, hoặc viêm môi góc cạnh
- Bệnh đái tháo đường.
II. 6 cách trị môi khô nẻ hiệu quả ngay tại nhà, dễ áp dụng
1. Dùng Vaseline chữa môi khô nẻ
Các thành phần tự nhiên và thành phần có tác dụng cấp ẩm tốt cho môi như: mật ong, vitamin C, vitamin E,… có trong Vaseline sẽ giúp môi bạn được chăm sóc cẩn thận hơn. Đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô mùa đông thì việc bôi Vaseline giúp môi ẩm mượt lại càng quan trọng.
Cách sử dụng Vaseline để chữa môi khô nẻ cũng rất đơn giản: Bạn chỉ cần lấy một lượng Vaseline vừa đủ để thoa đều lên toàn bộ môi và để qua đêm. Sáng hôm sau dậy, bạn sẽ thấy đôi môi của mình được cải thiện đáng kể.
2. Uống đủ nước hàng ngày giúp hạn chế tình trạng môi bị khô
“70% cơ thể là nước” là câu slogan quen thuộc bạn nghe được hàng ngày. Vì vậy, ta mới biết tầm quan trọng của nước đối với cơ thể của chúng ta như thế nào. Nhất là duy trì một làn môi căng mọng, mềm mại… Mặc kệ cho điều kiện thời tiết khô, hanh… ở bên ngoài.
Bước vào mùa hanh khô, nhất là mùa đông không những làn da của chúng ta bị khô, thiếu nước mà đôi môi cũng bị khô nẻ. Nó tạo ra cho chúng ta cảm giác căng tức, xót và rát, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: ăn uống, giao tiếp… Dưới đây, Blog Đẹp Tự Nhiên sẽ chia sẻ 5 cách chữa môi khô nẻ dễ thực hiện tại nhà.
Do đó, cách trị môi khô nẻ hiệu quả mà tiết kiệm nhất đó là hãy cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Nước có thể lấy từ: trái cây, thực phẩm hàng ngày… Cũng như tùy vào cơ thể của từng người mà lượng nước cũng khác nhau. Thông thường thì bạn nên uống khoảng từ 1 – 1,5 lít nước hàng ngày.
3. Tẩy tế bào chết cho môi giúp cho đôi môi luôn mềm mại
Cũng như da mặt, làn da môi cũng cần phải tẩy da chết thường xuyên để giúp nó luôn luôn mịn màng, căng mọng và hạn chế tình trạng môi bị khô. Nguyên nhân là do ngày qua ngày những tế bào chết không dễ dàng mà “rơi rụng” mà ngày càng chồng lớp trên da môi. Tạo nên bề mặt thô ráp, thiếu láng mịn, ngăn cản sự sinh sản những tế bào mới ở môi. Đây cũng là lý do khiến cho làn môi thiếu hồng hào.
Bạn có thể sử dụng đường, chanh muối để tẩy tế bào chết cho môi. Việc tẩy tế bào chết cho môi sẽ giúp loại bỏ lớp da chết, hạn chế tình trạng bong da. Nhưng hãy lưu ý, hãy thực hiện nó thật nhẹ nhàng. Tần suất được khuyến nghị cũng chỉ giao động từ 2 đến 3 lần/tuần thôi nhé!
4. Cách trị nẻ môi với thoa mật ong
Công dụng làm đẹp của mật ong chắc không ai là không biết. Trong mật ong có chứa rất nhiều thành phần đến từ Vitamin E, C, và chất oxy hóa khác. Với Vitamin E là một chất nổi tiếng trong việc dưỡng ẩm, nuôi dưỡng làn môi mịn màng từ sâu bên trong. Trong khi đó, Vitamin C và chất oxy hóa sẽ tiêu diệt sắc tố melanin, giúp là môi thêm hồng hào hơn bao giờ hết.
Do đó, cách trị môi khô nẻ bằng việc thoa mật ong thật sự rất tuyệt vời và đáng để trải nghiệm. Việc thoa mật ong trước khi đi ngủ giúp môi được mềm mịn hơn. Nếu bạn kiên trì, sau một thời gian sẽ thấy môi cũng trở nên hồng hào hơn.
5. Cách chữa khô môi với dầu dừa, hoặc dầu oliu
Một trong những sản phẩm từ tự nhiên khác giúp làn môi mềm mại, tránh sự nứt nẻ của thời tiết hanh khô mang lại đó là dầu dừa và dầu olive. Từ xưa, hai sản phầm này đã quá nổi tiếng trong việc cấp ẩm tức thời cho làn da hay làn tóc xơ rối.
Hai sản phẩm này để có những thành phần Vitmain nổi bật như: A, B, E. Nổi bật nhất là Vitamin A có tác dụng chống lại sự lão hóa rất hiệu quả. Nó cũng được ứng dụng vào những thành phần chăm sóc làn da lão hóa ở những sản phẩm dưỡng da,
Hai thành phần này đều được chiết xuất từ thiên nhiên nên rất lành tính, phù hợp với mọi đối tượng. Dầu dừa hoặc dầu oliu sẽ giúp vùng da môi của bạn được mềm và bớt cảm giác đau rát khi môi bị nứt nẻ. Do đó, hãy chiết một trong hai hỗn hợp này vào lọ chiết mỹ phẩm để có thể mang em nó đi mọi nơi. Nuôi dưỡng làn môi luôn căng mọng, quyến rũ.
6. Dùng kem dưỡng môi /sáp nẻ giúp dưỡng ẩm cho đôi môi hồng hào
Một trong những cách trị môi nứt nẻ đơn giản nhất có lẽ là sử dụng sản phẩm kem dưỡng môi/sáp nẻ hay son dưỡng môi. Đây là những sản phẩm được sản xuất ra để giải quyết vấn đề môi khô, nứt nẻ vào những ngày đông khô hanh, lạnh giá. Những thành phần chủ yếu trong những sản phẩm này là: Vitamin E, B, C… cùng chiết xuất của các loại dầu như: bơ hạt mỡ, mỡ hươu… sẽ giúp bạn có làn môi mềm mại, lý tưởng nhất.
Kem dưỡng môi/sáp chống nẻ rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Những sản phẩm này rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá thành… nên bạn tùy ý lựa chọn loại phù hợp với bản thân. Trong quá trình sử dụng, bạn có thể kết hợp với động tác massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi/sáp chống nẻ… vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Trên đây là những cách trị môi khô nẻ mà được nhiều chị em tin dùng nhất hiện nay. Những cách này sẽ khắc phục tình trạng làn da môi căng tức, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày rất hiệu quả. Làn môi cũng rất xứng đáng để chúng ta săm sóc mỗi ngày đúng không nào!
Xin chào mọi người. Mình là Uyển Hường!
Trong blog này mình sẽ chia sẻ những bí quyết, kiến thức chăm sóc, dưỡng trắng da, làm sạch da, trị mụn hiệu quả.
Hãy cùng đón đọc những bài viết của mình tại Blog Đẹp Tự Nhiên để có làn da trắng sáng, khỏe mạnh.