Hiểm hoạ từ “trào lưu” dùng Klenzit MS và Klenzit C trị mụn tại nhà

Tiện lợi và tiết kiệm là thế, nhưng hiệu quả của 2 loại thuốc trị mụn Klenzit MS và Klenzit C lại rất “tâm linh”. Tốt có, vô thưởng vô phạt có, càng dùng da càng tệ cũng có luôn. Phải chăng chúng ta đã quá xem nhẹ sức khỏe làn da khi tự mua thuốc dùng, mà chẳng có tí kiến thức gì về loại thuốc đó?

I. So sánh nhanh Klenzit MS và Klenzit C

Sự khác nhau giữa Klenzit MS và Klenzit C

Klenzit MS và Klenzit C khác nhau như thế nào

II. Cảnh báo về tác dụng phụ của Klenzit MS và Klenzit C

Cả Klenzit MS và Klenzit C đều có tác dụng phụ kèm theo. Nhưng mức độ nghiêm trọng của Klenzit C sẽ lớn hơn. Từ bảng so sánh, bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự phức tạp ở phần chống chỉ định và tương tác thuốc của Klenzit C. Chủ yếu đến từ những rủi ro khó lường của thành phần kháng sinh Clindamycin.
Có một điều khôi hài là chúng ta bài trừ kem trộn, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lại tự ý mua thuốc về dùng. Trong khi tác dụng phụ của thuốc thậm chí còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Bạn đừng quên KLENZIT MS VÀ KLENZIT C ĐỀU LÀ THUỐC và được khuyến cáo hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chưa kể với Klenzit C còn cần phải có toa thuốc và sự tư vấn, theo dõi của bác sĩ mới nên dùng.

Vậy nên, đừng chỉ mới đọc phần trên đã tức tốc chạy ra nhà thuốc mua loại Klenzit bạn tự-cho-là phù hợp về dùng. Vẫn còn đó những thông tin liên quan đến “tính mạng” làn da bạn, xa hơn nữa là của cả thế giới đây. Cùng đọc tiếp nào!

1. Adapalene và những tác dụng phụ đáng lưu tâm

1.1. Công dụng, cơ chế tác động

Dùng Adapalene có tác dụng phụ không

Adapalene là một dẫn xuất của vitamin A thuộc nhóm Retinoids thế hệ 3. Trong Klenzit MS và Klenzit C, Adapalene có tác dụng thúc đẩy tế bào chết nhanh bong khỏi bề mặt da, ngăn chúng kết dính gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Đồng thời làm giảm tình trạng viêm của mụn. Đây được xem là hoạt chất điều trị mụn hiệu quả và ít kích ứng hơn Tretinoin.

1.2. Hậu quả khó lường khi tự ý dùng Adapalene

Dù là Tretinoin hay Adapalene, chúng đều thuộc nhóm Retinoids kê đơn (Prescription only). Cụ thể, Retinoids được phân thành 2 nhóm nhỏ:
Retinoids không cần kê đơn (OTC – Over The Counter), bao gồm: Retinol, Retinyl palmitate, Retinal/Retinaldehyde. Các hoạt chất này sẽ thuộc nhóm mỹ phẩm. Bạn có thể dễ dàng mua được chúng tại bất kỳ đâu mà không cần đơn thuốc từ bác sĩ.

Retinoids kê đơn (Prescription only), bao gồm: Tretinoin, Adapalene, Tazarotene, Bexarotene. Vậy nên về bản chất, Tretinoin hay Adapalene vẫn là thuốc (dược phẩm), khi dùng cần có hướng dẫn kỹ càng. Một số tác dụng phụ của Adapalene đã được ghi nhận:

  • Thường gặp: Da khô, kích ứng da, cảm giác nóng rát da, ban đỏ.
  • Ít gặp: Viêm da tiếp xúc, khó chịu trên da, cháy nắng, ngứa, tróc da, mụn trứng cá.
  • Không xác định tần suất: Viêm da tiếp xúc dị ứng, đau da, sưng da, bỏng, giảm sắc tố da, tăng sắc tố da. Kích ứng mí mắt, ban đỏ mí mắt, ngứa mí mắt, sưng mí mắt. Phản ứng phản vệ, phù mạch.

Trong thực tế, các trường hợp tự ý dùng Klenzit MS và gặp tác dụng phụ bởi Adapalene cũng không phải hiếm gặp. Có bạn thậm chí đã dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhưng vẫn bị bùng mụn nặng nề do khám tại cơ sở thiếu chuyên môn. Bạn T.M.P chia sẻ: “Hồi trước chữa ở phòng khám da liễu tư nhân, bác sĩ cho dùng klenzit tận 2 tháng, kết quả là breakout nặng khủng khiếp, mụn viêm không có đầu mọc từng ổ lớn, da cũng bị khô bong tróc. Cuối cùng phải đi bệnh viện da liễu ở Sài Gòn chữa mới hết. Nhưng cũng để lại sẹo khắp mặt mất rồi.”

Dùng Adapalene không đúng cách sẽ hại da

Cần cẩn trọng khi dùng Adapalene chăm sóc da

Dùng Adapalene chữa mụn cần có hướng dẫn của bác sĩ

Ở các quốc gia khác như Mỹ, muốn mua những hoạt chất này, bạn phải có đơn thuốc kê từ bác sĩ. Còn ở Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng mua được Tretinoin hay Adapalene ở bất kỳ đâu. Điều này quả là tiện lợi.

Nhưng bạn có tự tin mình đủ hiểu cơ thể, biết cách dùng và xử lý những vấn đề phát sinh sau đó? Hay bạn chỉ dùng theo lời người khác và thậm chí còn chưa đọc hết tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc Klenzit MS và Klenzit C? Hy vọng tất cả chúng ta đều tự ý thức được những điều này trước khi đưa ra lựa chọn.

2. Nguy cơ từ thành phần kháng sinh Clindamycin trong Klenzit C

2.1. Công dụng, cơ chế tác động

Clindamycin là một loại thuốc kháng sinh nhóm Lincosamid có tác động ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy Clindamycin có khả năng ức chế toàn bộ vi khuẩn mụn C. acnes. Tuy nhiên, thực tế trên da người, Clindamycin (hay thuốc kháng sinh tại chỗ nói chung) hoạt động chủ yếu bằng cách giảm viêm chứ không bằng cách tiêu diệt vi khuẩn.

Theo một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2004 trên tạp chí Drugs: Erythromycin và clindamycin bôi tại chỗ giảm tổn thương viêm bằng cách ức chế các chất gây viêm do C. acnes sản xuất chứ không trực tiếp làm giảm số lượng vi khuẩn.

Nguồn nghiên cứu: Brigitte Dreno, Topical antibacterial therapy for acne vulgaris, 2004.

Không thần thánh đến mức tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn mụn nhưng phải công nhận, so với các loại kháng sinh khác, Clindamycin thẩm thấu vào da tốt hơn. Chúng có thể ngấm vào tận đáy của nang mụn và xử lý ổ viêm trong các nốt mụn mủ, mụn viêm nằm sâu dưới da.

2.2. Hiểm hoạ từ việc tự ý dùng kháng sinh

Đúng là Clindamycin xử lý viêm vô cùng tốt. Nhưng bạn cũng đừng quên đây là thuốc kháng sinh – tức hiệu quả cũng sẽ đi kèm rất nhiều tác dụng phụ. Việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề sau:

Phá vỡ hệ vi sinh vật của da

Hệ vi sinh vật trên da có cả chủng gây bệnh và chủng không gây bệnh. Chúng xuất hiện trên bề mặt da của cả người bị mụn trứng cá và làn da khỏe mạnh bình thường. Hệ sinh sinh vật đóng vai trò như một hàng rào miễn dịch bảo vệ da chống lại sự xâm nhập của các sinh vật gây bệnh hoặc có hại hơn.

Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến cả chủng vi sinh vật gây bệnh và không gây bệnh. Từ đó phá vỡ hệ vi sinh vật của da và có thể gây ra tình trạng kháng thuốc ở vi khuẩn mụn C.acnes. Điều này sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn, da tăng tiết bã nhờn, bùng phát mụn đầu đen, đầu trắng, mụn bọc và rất dễ để lại sẹo sau điều trị.

Tình trạng da mặt phá hủy vì kháng sinh (Nguồn ảnh: Dân Trí)

Biến chứng liên quan đến đường ruột

Bạn nghĩ chỉ bôi kháng sinh ngoài da thì hấp thụ được bao nhiêu vào cơ thể để gây hại đúng không. Nhưng sự thật thì không đơn giản thế. Việc sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa Clindamycin đã được chứng minh có thể dẫn đến hiện tượng hấp thu kháng sinh từ bề mặt da. Đã có thông báo về Clindamycin dùng đường toàn thân hoặc bôi ngoài da gây tiêu chảy, tiêu chảy có máu và viêm ruột kết (bao gồm viêm ruột kết giả mạc), thậm chí dẫn đến tử vong (theo thông tin trên tờ hướng dẫn sử dụng của Klenzit C)


Làm trầm trọng thêm vấn đề kháng kháng sinh

Chưa dừng lại ở đó, việc dùng kháng sinh không đúng cách còn góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề kháng kháng sinh. Đây là kết quả của quá trình một số vi khuẩn tự biến đổi để sống sót dưới tác động của kháng sinh và làm mất tác dụng vốn có của loại kháng sinh đó.

Có nên dùng kháng sinh điều trị mụn không
Lúc này, mọi chuyện không chỉ dừng lại ở việc mụn của bạn không khỏi. Câu chuyện sau đó còn nghiêm trọng hơn: đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn sẽ truyền lại cho thế hệ con, cháu của chúng, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc. Khiến kháng sinh dần mất hiệu quả dù đã được sử dụng đúng, vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể lây truyền sang người khác. Làm ảnh hưởng đến cả phác đồ điều trị chung của bác sĩ.

Hiện nay, nguy cơ kháng thuốc của Clindamycin đang tăng cao rất nhiều. Nếu chỉ dùng clindamycin đơn lẻ thì hiệu quả không còn cao như trước nữa. Chính vì vậy, với những bạn đã từng dùng nhiều loại kháng sinh, khi dùng clindamycin sẽ có sự đáp ứng thấp hơn và phải mất nhiều thời gian điều trị hơn so với các trường hợp khác.

3.3. Thực trạng kháng kháng sinh hiện nay

Đó cũng là lý do vì sao những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã khuyến khích các bác sĩ hạn chế kê đơn thuốc kháng sinh, kể cả những loại thuốc trị mụn trứng cá.

Dùng kháng sinh chữa bệnh cần có hướng dẫn của bác sĩ

Thế nào là sử dụng kháng sinh đúng cách? Đó là dùng:

  • Đúng bệnh: Chỉ uống thuốc đúng theo đơn bác sĩ, không tự ý mua và dùng kháng sinh khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị;
  • Đúng liều: khi được bác sĩ kê đơn có thuốc kháng sinh, luôn uống đủ liều lượng đã được kê, không bỏ dở nửa chừng, ngay cả khi cảm thấy bệnh đã đỡ nhiều;
  • Đúng chỉ dẫn: Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước; không chia sẻ thuốc kháng sinh trong toa thuốc đang dùng cho người khác uống, ngay cả khi đó là người thân của mình. Vì khi chia sẻ, sẽ thiếu liều thuốc cần uống và vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn mạnh mẽ lên và kháng lại các thuốc điều trị. Điều này gây nguy hiểm cho chính bản thân, cho gia đình và cộng đồng.

Dùng kháng sinh chữa mụn cần có sự kê đơn của bác sĩSau tất cả những điều trên, thử hỏi với một người tự ý mua Klenzit MS và Klenzit C về dùng, các yếu tố này có được đảm bảo?

III. Kết luận và mở rộng vấn đề

1. Retinol – Giải pháp thay thế xứng đáng trong xử lý mụn tại nhà

Thay vì dùng Adapalene, bạn vẫn còn một phương án thay thế khác hiệu quả không kém. Quan trọng là an toàn hơn vì hoạt chất này nằm trong nhóm không kê đơn và được dùng rộng rãi trong mỹ phẩm. Đó chính là Retinol.

Kỳ thực công dụng giảm mụn của Retinol đang bị đánh giá rất thấp so với những gì nó mang lại. Trước trào lưu dùng thuốc tây tại nhà với các thành phần dược như Klenzit, Benzoyl Peroxide, mọi người dường như đã quên rằng, Retinol có thể cải thiện mụn trên cả phương diện loại bỏ tế bào sừng, điều tiết dầu và cho thấy tác dụng giảm viêm vô cùng khả quan.

Tuy nhiên để Retinol phát huy công dụng giảm mụn tối đa, bạn nên chọn sản phẩm có hoạt chất tinh khiết, công thức phù hợp với da mụn, cùng công nghệ / hệ vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo tính ổn định của Retinol khi đi vào da. Bởi Retinol là hoạt chất khó bảo quản, việc áp dụng công nghệ (thường là công nghệ bọc) sẽ giúp Retinol không bị mất tác dụng trước khi kịp hấp thụ vào các tế bào da.

Ngoài ra, kết hợp Retinol và BHA sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn mụn tái phát triệt để. Bởi bộ đôi này sẽ tối ưu khả năng thanh tẩy tế bào chết cả trên bề mặt và trong cổ nang lông. Lúc này, lỗ chân lông của bạn sẽ luôn trong tình trạng thông thoáng, dầu tiết ở mức vừa đủ, khiến mụn rất khó “có cửa” hình thành.

Đây cũng là giải pháp nhận được sự đánh giá cao và đồng tình của nhiều bác sĩ chuyên môn. Bác sĩ Chubby – một trong những bác sĩ chuyên khoa Da Liễu – Thẩm Mỹ đầu ngành đã đề xuất phương pháp này cho bệnh nhân bị mụn ẩn có thể tự xử lý vấn đề tại nhà. Bạn xem clip này để hiểu rõ hơn nhé: https://youtu.be/Ou7VATFZZhA

Retinol giải pháp chữa mụn an toàn

Ngoài ra bạn có thể xem thêm bài viết hướng dẫn kết hợp BHA và Retinol trong điều trị mụn tại bài viết trị mụn ẩn tại nhà với các hoạt chất treatment 

Dùng BHA và retinol chữa mụn tại nhàBỏ chút thời gian tìm hiểu mà chúng ta lại có giải pháp thay thế an toàn mà vẫn trị mụn hiệu quả như Retinol. Tại sao không bạn nhỉ?

2. Sản phẩm Retinol tốt thường đắt hơn Klenzit MS & Klenzit C – Liệu có đáng?

Có một sự thật là khi nhìn giá Klenzit MS và Klenzit C, chúng ta không khỏi bất ngờ thốt lên: Sao rẻ thế? Nhất là khi so với các loại mỹ phẩm chứa Retinol khác trên thị trường. Nhưng không phải tự nhiên mà ông bà ta lại có câu “tiền nào của nấy”. Vậy rốt cuộc sự chênh lệch giá cả này nói lên điều gì? Sau đây là một số giả định:

2.1. Khác biệt về độ tinh khiết hoạt chất

Bạn cần biết, trong quá trình điều chế, ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào không phải chỉ có một thành phần đơn lẻ là Retinol. Mà còn có một số thành phần khác nằm trong hỗn hợp. Nếu loại bỏ các thành phần phụ này đi, khả năng đáp ứng của hoạt chất chính sẽ cao hơn. Đồng thời còn hạn chế được tác dụng phụ.

Do đó các nhà sản xuất mỹ phẩm cao cấp luôn tìm cách giữ độ tinh khiết của hoạt chất ở mức tối ưu. Để khách hàng tự dùng tại nhà mà vẫn hiệu quả và an toàn. Đây cũng là nguyên nhân của sự chênh lệch giá tiền mà chúng ta đang nhắc đến.

2.2. Khác biệt về công nghệ

Trước sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các thương hiệu mỹ phẩm tất nhiên không thể bỏ qua cơ hội tối ưu hiệu quả cho sản phẩm của mình. Nhất là với các hoạt chất khó bảo quản như Retinol. Bởi từ lý thuyết nghiên cứu đến trải nghiệm ngoài thực tế luôn có khoảng cách nhất định do những tác động của môi trường ngoài.
Khi được sử dụng hợp lý, công nghệ sẽ tạo mọi điều kiện để hoạt chất phát huy tác dụng tối đa khi apply lên da. Đồng thời giảm thiểu được những rủi ro không đáng có, lại tiện lợi dùng tại nhà. Đó là điều mà Klenzit MS và Klenzit C khó đáp ứng được.

Đương nhiên vẫn sẽ có trường hợp, nhãn hàng chỉ mang công nghệ ra làm phương tiện “đánh bóng” sản phẩm và hiệu quả không như quảng cáo. Để tránh bị “dắt mũi”, bạn nên tự trang bị cho mình kiến thức nhất định và đọc kỹ mô tả từ nhãn hàng, nhất là về cơ chế của công nghệ đó.

2.3. Khác biệt về bảng thành phần, hệ nền

Nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy bảng thành phần của các loại thuốc trị mụn như Klenzit MS và Klenzit C khá đơn giản. Bên cạnh hoạt chất điều trị chính, thuốc chỉ có thêm tá dược – thành phần đóng vai trò xây dựng công thức bào chế, giúp thuốc được ổn định và không có tác dụng điều trị bệnh. Do đó, Klenzit MS và Klenzit C thường sẽ chỉ tập trung giải quyết vấn đề hiện hữu là mụn và gần như không có các lợi ích cộng thêm cho người dùng.

Còn phần lớn các sản phẩm Retinol được nghiên cứu với mục đích dùng lâu dài chứ không mang tính điều trị ngắn hạn như thuốc. Nên bảng thành phần mỹ phẩm chứa Retinol sẽ phong phú hơn, ngoài hoạt chất chính còn có các thành phần bổ trợ cho việc điều trị, cải thiện da sau đó. Ví dụ như sản phẩm Retinol giảm mụn có thêm Niacinamide kiềm dầu, viamin E tái tạo phục hồi da sau mụn. Đây được xem là điểm cộng rất lớn bởi chúng giúp xử lý vấn đề toàn diện và hạn chế được các rủi ro sau điều trị tốt hơn.

Chưa kể có những sản phẩm với hệ nền tốt còn giúp bạn tận hưởng nhiều lợi ích cùng lúc, chẳng hạn vừa giảm mụn vừa cải thiện lão hoá. Theo bạn giá trị này có xứng đáng để chúng ta bỏ ra mức giá cao hơn thay vì chọn Klenzit MS và Klenzit C?

Dùng retinol chữa mụn, ngăn ngừa lão hóa

3. Kết luận

Cả Klenzit MS và Klenzit C đều là thuốc, cần được tư vấn và hướng dẫn kỹ càng trước khi sử dụng. Đặc biệt là Klenzit C chứa thành phần kháng sinh cần có đơn thuốc kê và theo dõi từ bác sĩ. Những điều cần nói cũng đã nói hết, quyết định nằm ở bạn. Dù đó là gì, mong bạn luôn đặt an toàn sức khỏe làn da và cơ thể lên hàng đầu.

Ngoài ra, chúng ta vẫn còn một phương án thay thế khác an toàn hơn đó chính là kết hợp Retinol và BHA. Miễn là bạn chọn được sản phẩm có hoạt chất tinh khiết và công thức phù hợp cho da mụn, có thêm các thành phần kháng viêm, giảm khuẩn, cùng công nghệ / hệ vận chuyển tối ưu nhằm đảm bảo tính ổn định của hoạt chất khi đi vào da. Như vậy vừa có thể giải quyết mụn hiệu quả, vừa an toàn hơn việc dùng thuốc mà không được hướng dẫn bởi người có chuyên môn.

Bạn có thể xem bài viết sau để biết cách lên quy trình trị mụn ẩn an toàn, hiệu quả tại nhà với bài hướng dẫn retinol trị mụn ẩn. Chúc bạn tìm được giải pháp phù hợp cho riêng mình!

*Note: Trường hợp ngoại lệ của nhóm thuốc Adapalene

Ngày 8/7/2016, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã phê duyệt Differin Gel 0.1% (Adapalene) vào nhóm không kê toa (OTC). Sản phẩm ở dạng gel bôi ngoài da 1 lần/ngày, dùng cho điều trị mụn ở đối tượng từ 12 tuổi trở lên.

Tuy nhiên FDA vẫn khuyên người dùng cần lưu ý các hướng dẫn an toàn và liên hệ bác sĩ nếu xảy ra vấn đề bất thường trong quá trình sử dụng.

Differin Gel 0.1 chữa mụn ẩn được không

Lưu ý đây là phê duyệt chỉ áp dụng với sản phẩm Differin Gel 0.1%, được phân phối bởi Galderma Laboratories, L.P., có trụ sở tại thành phố Fort Worth, Texas.

Còn Klenzit MS vẫn được xếp vào danh mục thuốc, theo thông tin chính thức từ Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế:

Nguồn: DrugBank

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *